THANG PHÂN LOẠI BMI

Phân loại BMI – Bảng BMI

THIẾU CÂN

<18.5

Cân nặng thấp, chỉ số BMI dưới 18.5

Tình trạng nhẹ cân, gầy, cơ thể bạn đang thiếu chất dinh dưỡng. Hãy tăng căng cường chế độ ăn uống, cùng luyện tập và nghỉ ngơi đầy đủ để tăng cân hiệu quả nhé!

Phân loại BMI – chỉ số BMI bình thường

BÌNH THƯỜNG

18.5 – 24.9

Bình thường, chỉ số BMI ngưỡng 18.5 – 24.9

Cân nặng phù hợp với chiều cao, bạn đang ở mức lý tưởng. Hãy duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất đều đặn nhé!

Phân loại BMI – chỉ số BMI tiền béo phì

TIỀN BÉO PHÌ

25 – 29.9

Thừa cân, chỉ số BMI trong ngưỡng 25 – 29.9

Cơ thể thừa cân! Hãy điều chỉnh chế độ ăn uống, hạn chế thức ăn nhiều calo và đường, tăng cường vận động thể chất để lấy lại vóc dáng lý tưởng nhé!

Phân loại BMI – Bảng BMI

BÉO PHÌ ĐỘ I

30 – 34.9

Béo phì độ I, chỉ số BMI trong ngưỡng 30 – 34.5

Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe và sinh hoạt, bạn cần phải có một lối sống khoa học, chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc và uống đủ nước.

Phân loại BMI – chỉ số BMI béo phì độ II

BÉO PHÌ ĐỘ II

35 – 39.9

Béo phì độ II, chỉ số BMI trong ngưỡng 35 – 39.9

Nguy cơ đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe và sinh hoạt. Hãy nghiêm chỉnh thực hiện kế hoạch giảm cân, thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện, tham vấn từ bác sĩ và chuyên gia để giảm cân hiệu quả!

Phân loại BMI – Bảng BMI

BÉO PHÌ ĐỘ III

>= 40

Béo phì độ III, chỉ số BMI lớn hơn 40

Lượng mỡ trong cơ thể bạn rất cao, đây là tiền đề cho một số bệnh lý nghiêm trọng về tim mạch, tiểu đường,… Hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám, kiểm tra và đề xuất phương án điều trị kịp thời.

Tinhbmi.vn – Công cụ tính chỉ số BMI
Tính chỉ số BMI đánh giá thể trạng cơ thể toàn diện và định hướng dinh dưỡng
Cho chúng mình xin thông tin chiều cao và cân nặng để tính BMI và cân nặng lý tưởng cho bạn nhé!
Giới tính
Chiều cao
(cm)
Cân nặng
(kg)
Tính BMI ngay

*Lưu ý:

Công thức BMI được áp dụng cho áp dụng cho người trưởng thành (trên 18 tuổi).

Không áp dụng cho phụ nữ mang thai, vận động viên, người già.

Công cụ tính chỉ số BMI dành cho nam nữ Việt Nam

Chỉ số BMI (Body Mass Index) một chỉ số quan trọng có thể đánh giá tình trạng cơ thể dựa trên cân nặng và chiều cao. Để theo dõi được sức khỏe của bản thân, đưa ra điều chỉnh phù hợp để duy trì một cơ thể khỏe mạnh thì bạn phải hiểu và biết được cách tính chỉ số BMI.

Chỉ số BMI là gì? Công thức tính chỉ số BMI

Chỉ số BMI (Body Mass Index) còn được gọi là chỉ số khối cơ thể được phát triển bởi nhà khoa học người Bỉ Adolphe Quetelet vào thế kỷ 19. Đây là một chỉ số đo quan trọng được sử dụng để đánh giá mức độ cân đối của cơ thể dựa vào chỉ số chiều cao và cân nặng của một người. 

Bạn có thể tính chỉ số BMI theo công thức: 

BMI = Cân nặng/Chiều cao^2

Trong đó: Cân nặng đơn vị tính theo Kilogram (Kg), chiều cao tính theo Mét (m)

Ví dụ: Nếu bạn nặng 75kg và cao 1.65m, chỉ số BMI của bạn sẽ là: BMI = 75/1.65^2 = 27.55

Dựa vào bảng phân tích chỉ số khối cơ thể chuẩn, tiến hành phân tích và đánh giá tình trạng cơ thể bình thường, thiếu cân, thừa cân hay béo phì.

Bảng phân tích chỉ số khối cơ thể BMI chuẩn của người Việt Nam

Việc hiểu rõ và áp dụng đúng chỉ số BMI giúp bạn theo dõi và duy trì tình trạng sức khỏe tốt hơn. Do đặc điểm thể trạng, dinh dưỡng nên BMI không được áp dụng chung cho toàn thế giới mà sẽ chia ra theo khu vực, độ tuổi.

Đối với người trưởng thành Việt Nam

Chỉ số BMI chuẩn cho người trưởng thành biểu thị tỷ lệ cơ và mỡ trong cơ thể. Dưới đây là bảng phân loại BMI chuẩn cho người trưởng thành (cả nam và nữ) theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO):

Bảng phân tích chỉ số BMI Việt Nam theo WHO
  • BMI <16: Gầy độ III
  • 16 ≤ BMI <17: Gầy độ II
  • 17 ≤ BMI <18.5: Gầy độ I
  • 18.5 ≤ BMI <25: Bình thường
  • 25 ≤ BMI <30: Thừa cân
  • 30 ≤ BMI 35: Béo phì độ 1
  • 35 ≤ BMI <40: Béo phì độ II
  • BMI >40: Béo phì độ III

Các chỉ số và số đo lý tưởng của nam nữ người Việt

Dựa vào bảng đánh giá phân loại thì chỉ số BMI lý tưởng sẽ nằm ở khoảng 18.5 đến 25. Cụ thể hơn, đối với người Việt Nam thì chỉ số BMI lý tưởng nhất sẽ là 18.5 đến 22.9. Dưới đây là bảng chiều cao cân nặng được phân chia theo giới tính và độ tuổi cùng công thức tính cân nặng lý tưởng theo chiều cao của bạn:

Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn của nữ giới trưởng thành

Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn nữ giới trưởng thành (trên 20 tuổi):

Chiều cao Cân nặng
1m40 30 – 37 kg
1m42 32 – 40 kg
1m44 35 – 42 kg
1m47 36 – 45 kg
1m50 39 – 47 kg
1m52 40 – 50 kg
1m55 43 – 52 kg
1m57 45 – 55 kg
1m60 47 – 57 kg
1m62 49 – 60 kg
1m65 51 – 62 kg
1m68 53 – 65 kg
1m70 55 – 67 kg
1m73 57 – 70 kg
1m75 59 – 72 kg
1m78 61 – 75 kg
1m80 63 – 77 kg

Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn ở nam giới trưởng thành

Bảng chiều cao và cân nặng nam giới trưởng thành:

Chiều cao Cân nặng
1m40 30 – 39 kg
1m42 33 – 40 kg
1m44 35 – 44 kg
1m47 38 – 46 kg
1m50 40 – 50 kg
1m52 43 – 53 kg
1m55 45 – 55 kg
1m57 48 – 59 kg
1m60 50 – 61 kg
1m62 53 – 65 kg
1m65 56 – 68 kg
1m68 58 – 70 kg
1m70 60 – 74 kg
1m73 63 – 76 kg
1m75 65 – 80 kg
1m78 63 – 83 kg
1m80 70 – 85 kg

Chỉ số cân nặng lý tưởng dựa theo chiều cao của bạn

Ngoài những tiêu chuẩn có sẵn, bạn có thể tính nhẩm cân nặng lý tưởng của bản thân dựa theo chiều cao của minh theo những cách sau:

  • Cân nặng lý tưởng = Số lẻ của chiều cao (đơn vị cm) x 9 : 10.
  • Mức cân tối đa = Số lẻ của chiều cao (đơn vị cm).
  • Mức cân tối thiểu = Số lẻ của chiều cao (đơn vị cm) x 8 :10.

Chỉ cần dựa vào số lẻ của chiều cao, bạn có thể nhận định và tính toán được mức cân nặng tối đa, tối thiểu cho phép.

Những yếu tố ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể

Trọng lượng cơ thể của mỗi người không chỉ đơn thuần là kết quả của lượng calo tiêu thụ và đốt cháy mà còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố chính ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể:

Yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc xác định trọng lượng và hình dáng cơ thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng di truyền có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ mỡ cơ thể, phân bố mỡ và tốc độ trao đổi chất. Những người có tiền sử gia đình bị béo phì hoặc các vấn đề liên quan đến cân nặng có khả năng gặp khó khăn hơn trong việc duy trì trọng lượng lý tưởng.

Chế độ ăn uống

Lượng calo tiêu thụ hàng ngày và chất lượng của thực phẩm bạn ăn đều ảnh hưởng trực tiếp đến trọng lượng cơ thể. Một chế độ ăn giàu chất béo và đường, thiếu chất xơ và protein có thể dẫn đến tăng cân. Việc ăn uống không điều độ, tiêu thụ thực phẩm không lành mạnh cũng góp phần vào việc tích tụ mỡ thừa.

Hoạt động thể chất

Mức độ hoạt động thể chất ảnh hưởng lớn đến việc tiêu hao năng lượng. Người ít vận động dễ bị tăng cân do cơ thể không đốt cháy đủ lượng calo nạp vào. Thói quen ít vận động, ngồi nhiều và không tham gia các hoạt động thể thao có thể dẫn đến tình trạng thừa cân và béo phì.

Tuổi tác

Tuổi tác có thể ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể và tỷ lệ mỡ cơ thể. Khi lớn tuổi, tỷ lệ trao đổi chất cơ bản giảm, cơ bắp suy yếu, dẫn đến việc dễ tích mỡ hơn. Quá trình lão hóa cũng làm thay đổi cách cơ thể lưu trữ và phân phối mỡ, dẫn đến sự thay đổi về hình dáng và cân nặng.

Giới tính

Nam giới và nữ giới có sự khác biệt về tỷ lệ mỡ cơ thể và cách phân bố mỡ. Nam giới thường có tỷ lệ cơ bắp cao hơn, trong khi nữ giới có xu hướng tích mỡ ở các vùng như hông và đùi. Sự khác biệt này cũng ảnh hưởng đến cách cơ thể tiêu thụ và lưu trữ năng lượng.

Hormone

Hormone có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh trọng lượng cơ thể. Ví dụ, hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất, trong khi hormone insulin ảnh hưởng đến việc lưu trữ và sử dụng đường. Sự mất cân bằng hormone có thể dẫn đến tăng cân hoặc khó khăn trong việc giảm cân.

Yếu tố môi trường

Môi trường sống và làm việc có thể ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể. Một môi trường làm việc ít vận động, dễ tiếp cận với đồ ăn nhanh và thiếu các khu vực để tập thể dục có thể góp phần vào việc tăng cân. Ngoài ra, các yếu tố như khí hậu, điều kiện sống và phong cách sống cũng có tác động đến cân nặng.

Sức khỏe tâm lý

Các vấn đề về tâm lý như trầm cảm, lo âu có thể dẫn đến việc thay đổi thói quen ăn uống và hoạt động thể chất, từ đó ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể. Tâm trạng và trạng thái cảm xúc có thể làm thay đổi cách bạn ăn uống và vận động, dẫn đến tăng hoặc giảm cân không kiểm soát.

Phương pháp và kế hoạch đạt được chỉ số BMI lý tưởng

Chỉ số BMI lý tưởng là một chỉ số mà bất kỳ ai cũng mong muốn. Những phương pháp và kế hoạch dưới đây sẽ giúp bạn đạt được và duy trì BMI lý tưởng: 

Chế độ ăn uống cân bằng

Lý do chính khiến cơ thể tích tụ nhiều mỡ thừa đó là do cách ăn uống bị sai lầm. Hơn nữa, tình trạng tích tụ mỡ sẽ nghiêm trọng hơn ở những người có thói quen ăn nhiều đường và chất béo.

Khi bạn đang trong quá trình giảm cân hoặc duy trì sức khỏe thì bạn nên tránh những đồ uống có gas hoặc nhiều đường. Thay vào đó, bạn nên uống thêm nhiều nước lọc mỗi ngày để tránh tình trạng mất nước, đồng thời tăng khả năng đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể.

Ngoài ra, để xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và điều độ bạn có thể chia nhỏ bữa ăn trong ngày từ 4 – 6 bữa và mỗi bữa cách nhau khoảng 2 – 3 tiếng.

Tích cực ăn thêm các loại rau củ quả, nước ép trái cây vào bữa ăn. Thực phẩm này sẽ giúp cơ thể bạn giảm hấp thụ những loại thực phẩm gây thừa cân khác. Theo đó, hàm lượng vitamin, chất xơ tăng cường nạp vào cơ thể có thể giúp cơ thể tươi trẻ hơn.

Tập thể dục thường xuyên

Từ thống kế của nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho thấy, người có chỉ số BMI lý tưởng luôn dành ít nhất 60 phút mỗi ngày để rèn luyện thể thao. Hoạt động thể chất không chỉ giúp đốt cháy calo mà còn cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường cơ bắp và xương.

Đặc biệt, tập luyện thể dục thường xuyên còn giúp diệt trừ lượng mỡ thừa nhanh hơn và giúp giảm nguy cơ bị trầm cảm, giảm thiểu khả năng mắc bệnh về tim mạch, giảm stress, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Kết hợp với các bài tập vận động cường độ vừa phải sẽ có nhiều ý nghĩa tốt đối với cơ thể. Để có thể duy trì BMI lý tưởng và giữ cơ thể khỏe mạnh, linh hoạt bạn nên xây dựng một thói quen tập luyện, hoạt động thể chất đều đặn.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Định kỳ kiểm tra những chỉ số như huyết áp, đường huyết, cholesterol để nắm rõ tình trạng sức khỏe của bạn. Điều này sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn và có biện pháp phòng ngừa kịp thời.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay vấn đề sức khỏe nào, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng nhé. Họ có thể cung cấp cho bạn lời khuyên và kế hoạch dinh dưỡng, tập luyện phù hợp.

Duy trì tinh thần và giấc ngủ tốt

Giấc ngủ đủ và chất lượng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì BMI bình thường và sức khỏe tổng thể. Bạn nên có một giấc ngủ ít nhất 7 giờ/ đêm và thêm 1 giấc ngủ vào buổi trưa tầm 30 – 40 phút.

Việc ngủ không đủ giấc sẽ khiến cơ quan tiêu hóa hoạt động không tốt. Vì vậy, cơ chế tiêu thị năng lượng của cơ thể cũng bị ảnh hưởng dẫn đến năng lượng bạn nạp vào không được giải phóng hết và tích tụ nhiều chất béo hơn trong cơ thể.