Cách tính chỉ số BMI ở trẻ em từ 2 – 20 tuổi chuẩn nhất theo WHO

Cách tính chỉ số BMI ở trẻ em từ 0 - 18 tuổi chuẩn nhất theo WHO

Chỉ số BMI (Body Mass Index) là một công cụ quan trọng để đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ. Trong bài viết này, Tinhbmi.vn sẽ bật mí cho bạn cách tính chỉ số BMI ở trẻ em và tầm quan trọng của việc giám sát cân nặng, sức khỏe của bé từ những năm đầu đời.

Tại sao cần phải đo chỉ số BMI ở trẻ em?

Việc theo dõi chỉ số BMI giúp các bậc cha mẹ và nhà trường điều chỉnh chế độ ăn uống và hoạt động thể chất cho trẻ, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và sự phát triển toàn diện của trẻ em. Dưới đây là những lý do tại sao cần đo chỉ số BMI ở trẻ em và lợi ích của việc theo dõi chỉ số này: 

  • Chỉ số BMI là chỉ số khối cơ thể để đánh giá trọng lượng cơ thể của người lớn và trẻ em. Chỉ số BMI là một công cụ quan trọng giúp đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ, từ đó phụ huynh và các chuyên gia y tế có thể theo dõi sự tăng trưởng và đưa ra các quyết định phù hợp về dinh dưỡng và chế độ luyện tập cho trẻ. 
  • Đo BMI giúp phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến thừa cân, béo phì hay thiếu cân, giúp kịp thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và lối sống của trẻ.
  • Kết quả từ đo BMI cung cấp cơ sở để đưa ra hướng dẫn chi tiết về dinh dưỡng và luyện tập phù hợp, giúp trẻ duy trì sức khỏe tốt nhất.

Cách tính chỉ số BMI ở trẻ em

Bố mẹ có thể áp dụng công thức tính chỉ số BMI như sau:

Chỉ số BMI = Cân nặng (kg) / (Chiều cao * Chiều cao (m))

Từ đây, bạn có thể đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ dựa vào biểu đồ tăng trưởng tỷ lệ phần trăm BMI theo tuổi cho trẻ em

  • Sau khi tính chỉ số BMI, nó sẽ được thể hiện dưới dạng phần trăm có thể thu được từ một biểu đồ.
  • Biểu đồ tăng trưởng tỷ lệ phần trăm BMI theo độ tuổi là chỉ số thường được ưa chuộng để đánh giá kích thước và mô hình tăng trưởng của trẻ em và thanh thiếu niên.
  • Biểu đồ tăng trưởng tỷ lệ phần trăm BMI theo tuổi (từ 2 tuổi tới 18 tuổi) được biểu diễn như sau:
cách tính và phân loại chỉ số BMI ở trẻ em
Bảng phân loại và đánh giá chỉ số BMI ở trẻ em
Tình trạng Khoảng phần trăm của BMI
Thiếu cân <5%
Bình thường hoặc khỏe mạnh Từ 5% – 85%
Thừa cân ( Nguy cơ béo phì ) Từ 85% – 95%
Béo phì >95%

Biểu đồ BMI của trẻ:

Biểu đồ tăng trưởng tỷ lệ phần trăm BMI theo tuổi (từ 2 tuổi tới 18 tuổi) được biểu diễn như sau:

Ví dụ: 

Em bé 6 tuổi cân nặng 25kg, chiều cao 1.4m

BMI của trẻ tính bằng công thức trên: 25/(1,4*1,4)=12.8

Để biết bé nằm ở tình trạng nào, ta cần phân tích biểu đồ BMI cho bé 6 tuổi như sau:

Cách tính chỉ số BMI ở trẻ em
Bảng đánh giá và phân loại chỉ số BMI trẻ em

Ta kẻ 1 cột dọc (màu đen) ở vị trí số 6 theo trục tuổi ( nằm ngang), BMI có giá trị 12.8 nên sẽ kẻ thêm 1 cột ngang ở vị trí 12.8 vuông góc trục BMI và mức %. 

Điểm giao giữa 2 cột (màu đen) nằm thuộc vùng màu trắng (thiếu cân) nên suy ra trẻ 6 tuổi BMI 12.8 là bị thiếu cân, nguy cơ bị còi xương, hạ đường huyết (khoảng dưới 5%).

Phân tích kết quả chỉ số BMI

Dưới đây là kết quả cụ thể của chỉ số BMI trẻ em:

  • Khi BMI <5%: Trẻ đang có nguy cơ suy dinh dưỡng, thiếu cân trầm trọng, Có thể gặp các vấn đề sức khỏe như hệ miễn dịch yếu, chậm phát triển, hạ đường huyết,…Bố mẹ cần đặc biệt lưu ý về các chế độ dinh dưỡng cần thiết cho bé ở khoảng này.
  • Khi BMI từ 5% – 85%: Đây được coi là khoảng lý tưởng ở trẻ, cho thấy trẻ có cân nặng bình thường và sức khỏe tốt. Bố mẹ cần tiếp tục duy trì chế độ dinh dưỡng cũng như các hoạt động vận động để bé có sự phát triển toàn diện và lành mạnh
  • Khi BMI trên 95%: Trẻ thuộc dạng thừa cân, béo phì. Trẻ có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe như bệnh tim mạch, tiểu đường, suy hô hấp, gan nhiễm mỡ,…Ngoài ra, còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và xã hội của trẻ, gây ra các vấn đề về tự ti khi hòa nhập với bạn bè. Việc quản lý và kiểm soát cân nặng rất quan trọng để giúp bé phát triển một cách toàn diện, các bố mẹ đặc biệt lưu ý.

Bảng BMI chuẩn của trẻ em theo từng độ tuổi

Bảng BMI cho trẻ từ 0 đến 2 tuổi

Bảng BMI cho trẻ từ 0 đến 2 tuổi
Bảng BMI cho trẻ từ 0 đến 2 tuổi

Bảng BMI cho trẻ từ 2 đến 10 tuổi

Bảng BMI cho trẻ từ 2 đến 10 tuổi
Bảng BMI cho trẻ từ 2 đến 10 tuổi

Bảng BMI cho trẻ từ 11 đến 18 tuổi

Bảng BMI cho trẻ từ 11 đến 18 tuổi
Bảng BMI cho trẻ từ 11 đến 18 tuổi

Lời khuyên sức khỏe duy trì chỉ số BMI giúp bé luôn khỏe mạnh

Các chuyên gia khuyên rằng trẻ em nên phát triển cân nặng trong giới hạn và duy trì cân nặng ở mức ổn định là điều quan trọng nhất.

  • Đảm bảo rằng trẻ được cung cấp đủ dinh dưỡng từ các nhóm thực phẩm khác nhau, đặc biệt là rau và trái cây. Ngay cả khi trẻ không thích ăn rau, mẹ nên tạo thói quen cho trẻ. Hạn chế đồ ăn nhanh và thức ăn có đường, thay vào đó ưu tiên các loại thực phẩm tươi và tự nấu.
  • Khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động vận động thường xuyên như chơi đùa ngoài trời, thể dục thể thao, đi bộ,.. Mỗi ngày ít nhất 1 giờ cho các hoạt động và tiếp tục tăng dần nếu trẻ đã quen.
  • Theo dõi sự phát triển của trẻ bằng cách đo cân nặng và chiều cao định kỳ và tính toán chỉ số BMI để đánh giá sự phát triển và sức khỏe của trẻ.
  • Nếu có bất kỳ mối quan ngại nào về cân nặng và phát triển của trẻ, hãy thảo luận và nhận lời khuyên từ bác sĩ để có các phương pháp điều chỉnh và hỗ trợ phù hợp.

Để trẻ em khỏe mạnh và phát triển tốt, chế độ dinh dưỡng đảm bảo là cần thiết. Thúc đẩy thói quen ăn uống lành mạnh từ sớm từ gia đình và cộng đồng sẽ giúp trẻ xây dựng nền tảng sức khỏe vững chắc cho cuộc sống. 

Hy vọng những thông tin và bảng chỉ số BMI của trẻ em mà ‘’tên web’’ đã cung cấp trên đây sẽ giúp các bậc bố mẹ có cách chăm sóc và quan tâm hơn về tình trạng sức khỏe của bé yêu nhà mình hơn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xin chào các đọc giả tinhbmi.vn !

Đây là nội dung chất lượng và hoàn toàn miễn phí, chúng tôi không thu bất kỳ chi phí nào người dùng. Tuy nhiên, chúng tôi cần một ít chi phí để nội dung ngày càng tốt hơn và phục vụ các bạn đọc giả tốt hơn, đôi khi trong quá trình truy cập website sẽ xuất hiện 1 vài quảng cáo. Hy vọng các bạn thông cảm.

Tắt Quảng Cáo
Tôi đồng ý
Tính BMI người lớn Tính BMI trẻ em