THANG PHÂN LOẠI BMI

Tính chỉ số BMI online trẻ em

SUY DINH DƯỠNG

< 5%

Suy dinh dưỡng, chỉ số BMI < 5%

Tình trạng nhẹ cân dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần. Bố mẹ nên quan tâm đến chế độ ăn uống của trẻ, đảm bảo cung cấp đủ calo và các dưỡng chất cần thiết.

Tính chỉ số BMI online trẻ em

BÌNH THƯỜNG

5% – 85%

Bình thường, chỉ số BMI từ 5% – 85%

Trẻ đang ở trạng thái sức khỏe tốt nhất. Hãy duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, luyện tập thể dục thể thao và nghỉ ngơi đầy đủ để bé phát triển khỏe mạnh!

Tính chỉ số BMI online trẻ em

THỪA CÂN

85% – 95%

Thừa cân, chỉ số BMI từ 85% – 95%

Tình trạng thừa cân có thể tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến các vấn đề sức khỏe. Bố mẹ hãy điều chỉnh chế độ ăn uống và khuyến khích trẻ tăng cường hoạt động thể chất để có sức khỏe tốt nhất!

BÉO PHÌ

> 95%

Béo phì, chỉ số BMI > 95%

Lượng mỡ trong cơ thể trẻ rất cao, đây là tiền đề cho một số bệnh lý nghiêm trọng về tim mạch, tiểu đường,… Hãy cho trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám, kiểm tra và đề xuất phương án điều trị kịp thời.

Tinhbmi.vn - Tính chỉ số BMI cho trẻ em
Tính chỉ số BMI đánh giá thể trạng cơ thể toàn diện và định hướng dinh dưỡng
Cho chúng mình xin thông tin chiều cao và cân nặng để tính BMI và cân nặng lý tưởng cho các trẻ nhé!
Giới tính
Tuổi
(năm)
Chiều cao
(cm)
Cân nặng
(kg)
Tính BMI ngay

*Lưu ý:

Công thức BMI được áp dụng cho áp dụng cho trẻ em (từ 2 - 20 tuổi).

Không áp dụng cho phụ nữ mang thai, vận động viên, người già.

Công cụ tính chỉ số BMI cho trẻ em từ 2 đến 20 tuổi

Chỉ số BMI là một thước đo tuyệt vời để xem con bạn có đang phát triển khoẻ mạnh hay không. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến BMI của trẻ, như chế độ ăn uống, sự phát triển tự nhiên và di truyền. Trong bài viết này, Tinhbmi.vn sẽ hướng dẫn bạn cách đo và tính chỉ số BMI cho con một cách dễ hiểu và chính xác nhất.

Chỉ số BMI là gì? Công thức tính chỉ số BMI

Chỉ số BMI (Body Mass Index) còn được gọi là chỉ số khối cơ thể được phát triển bởi nhà khoa học người Bỉ Adolphe Quetelet vào thế kỷ 19. Đây là một chỉ số đo quan trọng được sử dụng để đánh giá mức độ cân đối của cơ thể dựa vào chỉ số chiều cao và cân nặng của một người. 

Bạn có thể tính chỉ số BMI theo công thức: 

BMI = Cân nặng/Chiều cao^2

Trong đó: Cân nặng đơn vị tính theo Kilogram (Kg), chiều cao tính theo Mét (m)

Ví dụ: Nếu bạn nặng 75kg và cao 1.65m, chỉ số BMI của bạn sẽ là: BMI = 75/1.65^2 = 27.55

Dựa vào bảng phân tích chỉ số khối cơ thể chuẩn, tiến hành phân tích và đánh giá tình trạng cơ thể bình thường, thiếu cân, thừa cân hay béo phì.

Bảng phân tích chỉ số khối cơ thể BMI chuẩn trẻ em Việt Nam

Bảng phân tích chỉ số BMI trẻ em

Chỉ số BMI cho trẻ em thường được phân tích dựa trên biểu đồ tăng trưởng theo độ tuổi và giới tính. Dưới đây là bảng phân loại BMI chuẩn cho trẻ em từ 2 đến 20 tuổi, dựa trên phần trăm BMI theo độ tuổi và giới tính.

Dựa vào biểu đồ ở hình trên ta có thể thấy:

  • Nếu BMI của trẻ < 5% thì trẻ đang bị thiếu cân
  • Chỉ số BMI nằm trong phạm vi từ 5% – 85% biểu thị sức khỏe của trẻ là tốt nhất
  • BMI trong khoảng 85% – 95% đây là dấu hiệu trẻ có nguy cơ bị béo phì
  • BMI > 95% biểu thị trẻ đang bị thừa cân và có nguy cơ bị mắc nhiều bệnh khác như: rối loạn lipid máu, bệnh lý mạch vành, tiểu đường,.. 

Bảng chiều cao – cân nặng chuẩn cho trẻ em theo các độ tuổi

Dựa vào bảng đánh giá phân loại thì chỉ số BMI lý tưởng sẽ nằm ở khoảng 18.5 đến 25. Cụ thể hơn, đối với người Việt Nam thì chỉ số BMI lý tưởng nhất sẽ là 18.5 đến 22.9. Dưới đây là bảng chiều cao cân nặng được phân chia theo giới tính và độ tuổi cùng công thức tính cân nặng lý tưởng theo chiều cao của bạn: 

Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn của bé gái từ 2 – 20 tuổi

Chiều cao và cân nặng của bé gái sẽ có nhiều thay đổi trong giai đoạn từ 2 – 10 tuổi, đặc biệt, giai đoạn dậy thì của bé gái từ 12 – 18 tuổi chiều cao và cân nặng của các bé sẽ phát triển vượt bậc. Sau đây là Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn cho bé gái chuẩn theo CDC cho bé gái (2 – 10 tuổi) chi tiết:

Tuổi Cân nặng tối thiểu Cân nặng trung bình Cân nặng vượt chuẩn
2 10.21 kg 12.06 kg 14.57 kg
3 11.66 kg 13.94 kg 17.36 kg
4 13.09 kg 15.88 kg 20.39 kg
5 14.71 kg 18.02 kg 23.75 kg
6 16.44 kg 20.34 kg 27.39 kg
7 18.23 kg 22.87 kg 31.47 kg
8 20.15 kg 25.76 kg 36.23 kg
9 22.32 kg 29.14 kg 41.82 kg
10 24.87 kg 33.06 kg 48.18 kg
11 27.84 kg 37.39 kg 54.96 kg
12 31.15 kg 41.83 kg 61.63 kg
13 34.61 kg 45.98 kg 67.59 kg
14 37.91 kg 49.49 kg 72.39 kg
15 40.77 kg 52.14 kg 75.83 kg
16 42.96 kg 53.95 kg 78.05 kg
17 44.44 kg 55.18 kg 79.52 kg
18 45.36 kg 56.23 kg 80.75 kg
19 45.97 kg 57.35 kg 82.02 kg
20 46.29 kg 58.22 kg 82.95 kg
Tuổi Chiều cao tối thiểu Chiều cao trung bình Chiều cao vượt chuẩn
2 79.26 cm 84.98 cm 90.66 cm
3 87.81 cm 94.21 cm 100.83 cm
4 94.04 cm 101.03 cm 108.42 cm
5 100.39 cm 107.96 cm 116.13 cm
6 106.87 cm 115.01 cm 123.91 cm
7 113.05 cm 121.76 cm 131.29 cm
8 118.54 cm 127.83 cm 137.90 cm
9 123.22 cm 133.13 cm 143.77 cm
10 127.45 cm 138.21 cm 149.60 cm
11 132.40 cm 144.26 cm 156.38 cm
12 139.22 cm 151.49 cm 163.46 cm
13 145.89 cm 157.34 cm 168.60 cm
14 149.67 cm 160.48 cm 171.32 cm
15 151.26 cm 161.90 cm 172.61 cm
16 151.94 cm 162.57 cm 173.24 cm
17 152.28 cm 162.92 cm 173.57 cm
18 152.46 cm 163.13 cm 173.76 cm
19 152.58 cm 163.26 cm 173.88 cm
20 152.65 cm 163.34 cm 173.95 cm

Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn ở bé trai từ 2 – 20 tuổi

Giống như nữ giới, đây cũng là giai đoạn dậy thì của nam giới nên chiều cao và cân nặng cũng thay đổi theo từng năm. Sau đây là bảng chiều cao và cân nặng chuẩn cho bé trai theo CDC:

Tuổi Cân nặng tối thiểu Cân nặng trung bình Cân nặng vượt chuẩn
2 10.64 kg 12.67 kg 15.19 kg
3 12.01 kg 14.40 kg 17.51 kg
4 13.61 kg 16.32 kg 20.28 kg
5 15.23 kg 18.49 kg 23.51 kg
6 16.94 kg 20.78 kg 27.03 kg
7 18.74 kg 23.17 kg 30.90 kg
8 20.66 kg 25.75 kg 35.29 kg
9 22.71 kg 28.68 kg 40.36 kg
10 24.94 kg 32.09 kg 46.16 kg
11 27.50 kg 36.07 kg 52.56 kg
12 30.55 kg 40.67 kg 59.30 kg
13 34.22 kg 45.81 kg 66.10 kg
14 38.47 kg 51.23 kg 72.69 kg
15 43.02 kg 56.49 kg 78.83 kg
16 47.32 kg 61.10 kg 84.29 kg
17 50.81 kg 64.70 kg 88.80 kg
18 53.23 kg 67.29 kg 92.05 kg
19 54.80 kg 69.19 kg 94.05 kg
20 55.66 kg 70.60 kg 95.71 kg
Tuổi Chiều cao tối thiểu Chiều cao trung bình Chiều cao vượt chuẩn
2 80.73 cm 86.45 cm 92.20 cm
3 89.20 cm 95.27 cm 101.93 cm
4 95.58 cm 102.51 cm 109.52 cm
5 101.45 cm 109.18 cm 116.76 cm
6 107.31 cm 115.66 cm 123.93 cm
7 113.20 cm 122.03 cm 131.02 cm
8 118.81 cm 128.12 cm 137.83 cm
9 123.79 cm 133.73 cm 144.13 cm
10 128.16 cm 138.82 cm 149.91 cm
11 132.40 cm 143.73 cm 155.54 cm
12 137.33 cm 149.31 cm 161.87 cm
13 143.56 cm 156.41 cm 169.46 cm
14 150.55 cm 164.14 cm 177.02 cm
15 156.66 cm 170.14 cm 182.44 cm
16 160.78 cm 173.61 cm 185.46 cm
17 163.09 cm 175.34 cm 187.00 cm
18 164.24 cm 176.19 cm 187.81 cm
19 164.79 cm 176.62 cm 188.27 cm
20 165.04 cm 176.85 cm 188.53 cm

Những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của trẻ em

Trọng lượng cơ thể của mỗi người không chỉ đơn giản là kết quả của lượng calo tiêu thụ và đốt cháy mà còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Chính vì vậy, để có thể nuôi dạy con đúng cách phụ huynh nên biết những yếu tố này:

Yếu tố dinh dưỡng

Dinh dưỡng rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ em, cả về thể chất lẫn trí tuệ. Một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ là nền tảng giúp bé phát triển mạnh mẽ khi lớn lên. Ngược lại, nếu bé ăn uống không đủ chất, bé có thể dễ bị suy dinh dưỡng hoặc thiếu dưỡng chất. Thậm chí, nếu mẹ cho bé ăn quá nhiều, bé có thể bị béo phì, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Dinh dưỡng của mẹ trong thai kỳ cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển não bộ của bé. Nếu mẹ thiếu dinh dưỡng khi mang thai, não của bé có thể không phát triển đầy đủ, ảnh hưởng đến khả năng học hỏi của bé sau này.

Yếu tố môi trường

Môi trường sống là yếu tố quan trọng giúp bé phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần. Hãy đảm bảo bé sống trong một môi trường trong lành và lành mạnh để bé có thể phát triển toàn diện. Nếu môi trường sống không tốt, sức khỏe và tính cách của bé sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, hãy chú ý đến môi trường sống của con để bé có điều kiện phát triển tốt nhất nhé!

Yếu tố sức khỏe

Trẻ em mắc bệnh mãn tính thường có sự phát triển chậm hơn so với những trẻ khác. Nhiều yếu tố có thể gây ra bệnh tật ở trẻ, chẳng hạn như chế độ dinh dưỡng không hợp lý, môi trường sống ô nhiễm và các bệnh truyền nhiễm. Do đó, các bậc phụ huynh cần chú ý chăm sóc sức khỏe cho con, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi, và bổ sung vitamin để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Yếu tố di truyền

Di truyền cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Nếu trong gia đình có tiền sử mắc bệnh nào đó, các bậc phụ huynh cần chú ý chăm sóc và thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ để phát hiện kịp thời các vấn đề sức khỏe.

Trong suốt ba năm đầu đời, trẻ nhỏ và trẻ tập đi thường chuyển từ đường cong này sang đường cong khác cho tới khi các bé ổn định theo đường cong di truyền của mình. Hiện tượng này được các chuyên gia nhi khoa gọi là “chuyển đổi đường cong phát triển ở trẻ nhỏ”. Hầu hết trẻ sẽ tìm được đường cong di truyền của mình ở tuổi thứ hai hoặc ba.

Việc trẻ có chiều cao trung bình, thấp hoặc cao không quan trọng bằng tốc độ phát triển. Nếu trẻ phát triển theo một trong các đường cong của biểu đồ tăng trưởng, điều này cho thấy trẻ đang phát triển bình thường.

Yếu tố giáo dục

Giáo dục rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Hãy yêu thương, chỉ bảo và dạy dỗ trẻ từ nhỏ để bé phát triển tốt hơn. Dành thời gian quan tâm và giáo dục bé từ sớm sẽ giúp trẻ em có nền tảng phát triển nhân cách và trí tuệ.

Phương pháp và kế hoạch để trẻ đạt được chỉ số BMI khỏe mạnh

Để trẻ có một chỉ số BMI lý tưởng, đầu tiên bạn cần phải kiểm soát cân nặng của bé một cách hợp lý. 

Chế độ ăn uống cân bằng

Lý do chính khiến cơ thể tích tụ nhiều mỡ thừa là do sai lầm trong cách ăn uống. Hơn nữa, tình trạng tích tụ mỡ sẽ nghiêm trọng hơn ở những người có thói quen ăn nhiều đường và chất béo.

  • Trong quá trình giảm cân hoặc duy trì sức khỏe, trẻ nên tránh các đồ uống có gas hoặc nhiều đường. Thay vào đó, hãy khuyến khích trẻ uống nhiều nước lọc mỗi ngày để tránh mất nước và tăng khả năng trao đổi chất trong cơ thể.
  • Khuyến khích trẻ ăn thêm các loại rau củ quả và uống nước ép trái cây. Những thực phẩm này sẽ giúp giảm hấp thu các loại thực phẩm gây thừa cân khác, đồng thời cung cấp hàm lượng vitamin và chất xơ cần thiết cho cơ thể, giúp trẻ duy trì sự tươi trẻ và khỏe mạnh.

Quản lý sức khỏe định kỳ cho trẻ

Khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động vận động thường xuyên như: chơi đùa ngoài trời, thể dục thể thao, đi bộ,.. Mỗi ngày ít nhất một giờ cho các hoạt động và tiếp tục tăng dần lên nếu trẻ đã quen.

Theo dõi sự phát triển của trẻ bằng cách đo cân nặng và chiều cao định kỳ và tính toán chỉ số BMI để đánh giá sự phát triển và sức khỏe của trẻ.

Duy trì tinh thần và giấc ngủ tốt

Giấc ngủ đủ và chất lượng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chỉ số BMI bình thường và sức khỏe tổng thể. Trẻ nên có giấc ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm và thêm một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa từ 30-40 phút.

Việc ngủ không đủ giấc sẽ khiến cơ quan tiêu hóa hoạt động không tốt, ảnh hưởng đến cơ chế tiêu thụ năng lượng của cơ thể, dẫn đến năng lượng nạp vào không được giải phóng hết và tích tụ nhiều chất béo hơn trong cơ thể.